Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!
Hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2019
Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Hội nghị giao thương kết nối cung cầu hàng hoá giữa Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các doanh nghiệp và người dân. Đây là hoạt động thường niên quan trọng của Bộ Công Thương nhằm kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố lớn cả nước. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2019

Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Hội nghị giao thương kết nối cung cầu hàng hoá giữa Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các doanh nghiệp và người dân. Đây là hoạt động thường niên quan trọng của Bộ Công Thương nhằm kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố lớn cả nước. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là“Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Để có các giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ đó,Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách, cũng như tổ chức xây dựng các Chương trình, sự kiện, các hoạt động, Hội nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kết nối giao thương, kết nối cung - cầu giữa các tỉnh thành trong cả nước.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều thay đổi, chúng ta đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Hơn lúc nào hết, thị trường nội địa trong nước đã trở thành nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế, tạo ra giá trị khoảng14-15% GDP và thu hút khoảng 6 - 7 triệu lao động, chiếm hơn 12% tổng lao động toàn xã hội, doanh thu bán lẻ và dịch vụ không ngừng tăng và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.

Để bảo đảm bình ổn thị trường, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường; có trách nhiệm theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động có phương án cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh thị trường thịt lợn đang chịu tác động lớn từ dịch bệnh, nhất là dịch tả châu Phi như hiện nay, Phó Thủ tưởng Chính phủ Dương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công Thương tập trung nguồn lực cho bình ổn giá nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng so với các nhóm thực phẩm khác, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Thứ trưởng cho biết, tháng 9 năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu với 2350 doanh nghiệp tham dự, và tại Hà Nội, có gần 60 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước và hơn 400 doanh nghiệp giao thương, hơn 1000 doanh nghiệp tham gia Hội chợ vùng miền Việt Nam 2019.

Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ban ngành, các hiệp hội ngành hàng, ngành nghề chú trọng đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, quảng bá cho doanh nghiệp Việt, hàng Việt. Công tác kết nối cung cầu thời gian qua đã bước đầu mang lại một số kết quả tích cực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên các mặt như: (1) Góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm an sinh xã hội; (2)Thiết lập chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước phục vụ người dân và xuất khẩu; và (3)Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiêu thụ sản phẩm,phát triển sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam tại thị trường nội địa.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ghi nhận và đánh giá cao Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương tích cực đi đầu trong công tác kết nối cung cầu và bình ổn thị trường. Kết quả đạt được hôm nay là minh chứng sinh động cho những nỗ lực không ngừng của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể của toàn thành phố trong việc thực hiện hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực hiện Cuộc vận động NVNUTDHVN. Cụ thể là: tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt kế hoạch khuyến công hàng năm; thường xuyên tổ chức triển khai chương trình bán hàng Việt tại các quận, huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất, chương trình liên kết vùng, kết nối cung - cầu hàng hóa; tích cực hỗ trợ đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối FDI tại Việt Nam và nước ngoài; triển khai hiệu quả các biên bản ghi nhớ, hợp tác trong lĩnh vực Công Thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh…góp phần lan tỏa tinh thần nhân văn “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”.

Tuy nhiên, hoạt động kết nối cung cầu thời gian qua vẫn còn một số tồn tại xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: cung - cầu tại một số kênh phân phối, các chợ truyền thống chưa hấp dẫn các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao; một số doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại một cách bền vững, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ nông dân... do chưa xây dựng được thương hiệu, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà phân phối về chất lượng, tính an toàn và sản lượng. Các doanh nghiệp phân phối chưa chủ động tiếp cận với các nguồn hàng ổn định và có chất lượng…

Đại diện Lãnh đạo Bộ Công Thương hy vọng Hà Nội tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua về công tác kết nối cung- cầu và bình ổn thị trường, mặt khác thông qua Hội nghị, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng hướng tới tiêu dùng xanh vào các hệ thống bán lẻ.Các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp, ngành và địa phương có cơ hội lắng nghe, trao đổi, thảo luận, truyền đạt kinh nghiệm và có những đề xuất,giải pháp hữu ích, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.  

"Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi khẳng định luôn ủng hộ và sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương trong công tác kết nối cung cầu, nhằm hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước, qua đó cùng các địa phương đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước, cũng như thực hiện tốt mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019 tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

 Bộ Công thương

Quảng cáo