Ngày 02 tháng 3 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam (mã vụ việc SG06).Mức thuế hiện tại là 1.072.104 đồng/tấn. Biện pháp sẽ hết hạn kể từ ngày 07/3/2020 (nếu không gia hạn).
Từ ngày 28 - 30/8/2019, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội chợ xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc). Đây là lần đầu tiên một sự kiện giao thương nhằm tạo cơ hội xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc) và Việt Nam được tổ chức với sự tham gia của 260 doanh nghiệp.
Xây dựng, phát triển và tiếp thị là 3 yếu tố song hành của các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL), trong đó, ngành Công Thương và Nông nghiệp giữ vai trò then chốt. Sản phẩm CDĐL phải là 1 trong những sản phẩm được tập trung ưu tiên của Chương trình OCOP các địa phương. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Anh - Phó Viện trưởng, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.
Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tại buổi làm việc với các đơn vị về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trong thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức chiều 23/8 tại Hà Nội.
Năm 2019 được đánh giá là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm so với cùng kỳ. Để nâng cao sức cạnh tranh và tận dụng được lợi thế của các hiệp định thương mại, ngành hồ tiêu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. Tuy nhiên trong khi giá hồ tiêu vẫn ở mức rất thấp thì chi phí sản xuất lại có chiều hướng tăng, ít nhất 10% so với năm 2017. Đây cũng là lý do trong 8 tháng đầu năm 2019, Việt Nam dù đã xuất khẩu tiêu đạt 224.000 nghìn tấn, tăng 27,9% so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch lại giảm nhẹ 2,1% và chỉ đạt 571 triệu USD, do giá xuất khẩu giảm 23,4%.
Hoạt động xây dựng mạng lưới mua bán sản phẩm Atomy có dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép Hiện nay, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương (Cục CT&BVNTD) nhận được một số phán ánh về việc các hội nhóm cá nhân, có sự tham gia của người Hàn Quốc vẫn có dấu hiệu tiến hành các hoạt động hội thảo, hội nghị trực tiếp hoặc qua ứng dụng Internet như: Zoom Meeting, Zalo… để quảng cáo và bán sản phẩm mang tên Atomy; tuyển dụng, xây dựng đội nhóm người tham gia mạng lưới; và đào tạo, hướng dẫn về kế hoạch trả thưởng mang tên Atomy cùng với những lời hứa hẹn sẽ được tham gia kinh doanh cùng Atomy Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Để ứng phó, giảm thiểu tối đa những nguy cơ, tác động tiêu cực do ảnh hưởng của xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, cũng như ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã làm việc, trao đổi và đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tăng cường phối hợp, triển khai một số công tác sau trong thời gian tới:
Ngày 31/7/2019, tại Hội trường UBND thành phố Ninh Bình, UBND thành phố Ninh Bình tổ chức Hội nghị tập huấn, triển khai các văn bản về an toàn thực phẩm cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố Ninh Bình.
Thực hiện Quyết định số: 111/QĐ-SCT ngày 30/7/2019 của Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình về kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh thương mại. Đoàn kiểm tra do Thanh tra sở chủ trì đã xây dựng Kế hoạch số 76/KH-ĐKT ngày 30/7/2019 và phối hợp với phòng Quản lý thương mại tiến hành kiểm tra trực tiếp tại 02 cơ sở: Công ty TNHH Vượng Thủy (bán buôn hàng hóa thực phẩm), Công ty TNHH Hải Hà (bán buôn rượu, bia).