Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!

Cần phải có chiến lược xây dựng và truyền thông thương hiệu mạnh mẽ cho các sản phẩm để bắt kịp và chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu.

Cần phải có chiến lược xây dựng và truyền thông thương hiệu mạnh mẽ cho các sản phẩm để bắt kịp và chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu.

Thông tin được phát đi từ Văn phòng Bộ Công thương cho biết, nội trong năm 2017 này, quả thanh long tươi Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu sang Úc. Sau thanh long, tôm tươi nguyên con sẽ có thể là nông sản tiếp theo đủ điều kiện xuất khẩu sang nước này.

Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6 năm 2017 ước đạt 2,97 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Để đẩy mạnh XK, nhiều DN cá tra Việt Nam đã và đang thay đổi cách tiếp cận một cách tích cực sang thị trường này, trong đó có việc tăng sản phẩm cá tra chế biến cao cấp (thuộc mã HS 16) giá cao.

Úc là một trong những thị trường xuất khẩu nông thủy sản lớn của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 8,3%/năm và kim ngạch bình quân khoảng 450 triệu USD/năm trong giai đoạn 2011 - 2016. Xác định được tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Úc, trong suốt thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhiều công tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng, phát triển thị trường này.

Ngày 20 tháng 6 năm 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam (ngoài điều tra phá giá, Trung Quốc và Ấn Độ còn bị điều tra trợ cấp).Trước đó, ngày 31 tháng 5 năm 2017, DOC thông báo đã nhận được đơn kiện của ngành sản xuất nội địa đề nghị khởi xướng vụ việc nêu trên.

Ngành trồng vải của Úc đã phát triển từ một ngành non trẻ vào giữa năm 70 của thế kỷ trước cho đến nay đã có hơn 300 người trồng vải trên diện tích hơn 800 ha, với khoảng 4.000 cây vải, sản xuất khoảng 2.000-3.000 tấn vải, trị giá khoảng 10-15 triệu AUD mỗi năm

Với vị trí địa lý gần gũi, thuận tiện cho hoạt động thông thương, trao đổi hàng hóa thuận lợi, quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc nhiều năm qua duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững và ổn định. Nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như hoa quả nhiệt đới, gạo, cà phê, hạt điều, hàng tiêu dùng, đặc biệt thủy hải sản, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.

Bộ Công Thương mới đây đề xuất các giải pháp để phát triển ngành công nghiệp ôtô, trong đó đáng chú ý nhất là thay đổi cách đánh thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nhằm ưu đãi tối đa cho xe sản xuất trong nước, tạo lợi thế với xe nhập khẩu. Cơ quan này đề nghị "không đánh thuế TTĐB với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước". Theo các chuyên gia trong ngành, khi có hiệu lực, chính sách này sẽ khiến thị trường trong nước xoay chuyển khó lường.

Quảng cáo