Formaldehyt thường được sử dụng để chống nhăn, mốc và chống thấm nước cho vải hoặc làm phụ gia trong quá trình thuộc da. Trong khi đó, thuốc nhuộm azo là nhóm thuốc nhuộm hữu cơ thông dụng nhất và thường được sử dụng để nhuộm vải tự nhiên và tổng hợp cũng như nhuộm da. Cả hai chất này khi sử dụng với liều lượng lớn có thể gây kích ứng da, ngứa rát cho mắt, mũi và họng. Nguy hiểm hơn, tiếp xúc nhiều với formaldehyt và các thành phần amin trong thuốc nhuộm azo sẽ dẫn tới ung thư. Kể từ năm 2006, cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế chuyển hai chất trên từ nhóm 2A (nhóm chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (nhóm chất gây ung thư). Tại các quốc gia phát triển như EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản…, formaldehyt là một yếu tố phải kiểm tra, quản lý rất chặt.
Từ ngày 1/5/2018, Quy chuẩn quốc gia QCVN 01:2017/BCT nằm trong Thông tư 21/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may chính thức có hiệu lực. Theo quy định, các sản phẩm dệt may bao gồm quần áo, da giày, thảm, chăn, màn, mền, vải, phụ kiện dệt may khác, trước khi bán ra thị trường phải công bố phù hợp với Quy chuẩn quốc gia đầu tiên của Việt Nam (công bố hợp quy) về giới hạn hàm lượng formaldehyt, các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo và có dấu hợp quy (CR). Danh mục cụ thể của các sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy được liệt kê chi tiết trong Quy chuẩn 01, kèm theo mã HS tương ứng.
Nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đánh giá sự phù hợp, Bộ Công thương đã chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện giám định/chứng nhận chất lượng sản phẩm dệt may. Trong đó, Vinacontrol được chỉ định 3 đơn vị, gồm Vinacontrol Hà Nội, Vinacontrol Hải Phòng và Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh.
Vinaconrol hiện cũng có 3 phòng thử nghiệm gồm Trung tâm Phân tích & Thử nghiệm 1 Vinacontrol, Phòng Thí nghiệm Vinacontrol Hải Phòng và Trung tâm Phân tích & Thử nghiệm 2 Vinacontrol đã đăng ký theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP về lĩnh vực thử nghiệm các sản phẩm dệt may, đồng thời đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT.
Doanh nghiệp có thể công bố hợp quy sản phẩm dệt may dưới hai hình thức tự công bố sau khi thực hiện các hoạt động thử nghiệm tại các phòng thử nghiệm được công nhận hoặc dựa trên kết quả, chứng nhận, giám định của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định như Vinacontrol.
Thành lập năm 1957, Vinacontrol là tổ chức giám định đầu tiên tại Việt Nam và là tổ chức tham gia nhiều hoạt động giám định, thử nghiệm, chứng nhận, kiểm định phục vụ quản lý nhà nước theo chỉ định của các bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước. Trước khi có QCVN 01:2017/BCT, Bộ Công Thương từng chỉ định Vinacontrol thực hiện việc kiểm tra nhà nước và giám định hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may theo Thông tư 37/2015/TT-BCT. |
- Cà phê Việt Nam: Năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD
- Chính phủ ban hành Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Phấn đấu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD
- Thị trường Chiết Giang (Trung Quốc): Hấp dẫn nhờ nhu cầu 1,1 triệu tấn cao su/năm