Cá tra Việt Nam tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới
Đã từ lâu, Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành cá tra Việt Nam, với mức giá bán khá cao và ổn định.
Đã từ lâu, Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành cá tra Việt Nam, với mức giá bán khá cao và ổn định.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, do rào cản thuế chống bán phá giá cá tra cao kèm theo những quy định trong Đạo luật FarmBill đã khiến cho việc xuất khẩu cá tra sang thị trường này liên tục gặp khó, nhiều doanh nghiệp buộc phải lựa chọn tìm kiếm thị trường khác thay thế.
Cách đây khoảng 3 năm, Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang từng thử xuất khẩu vài container cá tra sang Mỹ nhưng đành “bỏ luôn”, do không chịu nổi thuế chống bán phá giá quá cao. Cho đến thời điểm này, công ty này cũng chưa có ý định tìm cách xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay vào đó tìm hướng xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng khác.
Ông Hàng Văn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp) cho biết, trong vài năm gần đây, khi phía Mỹ đưa ra mức thuế bán phá giá quá cao, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các thị trường khác như Trung Quốc, Mexico, Canada…
Ông Hàng Văn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp) cho biết, trong vài năm gần đây, khi phía Mỹ đưa ra mức thuế bán phá giá quá cao, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các thị trường khác như Trung Quốc, Mexico, Canada…
Đáng chú ý, ở khu vực Nam Á, Pakistan và Ấn Độ đang là những thị trường khá tiềm năng của doanh nghiệp và ngành cá tra Việt Nam. Riêng thị trường Pakistan đang chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Theo ông Văn, hiện thị trường nhập khẩu, người mua cá tra cũng đã bão hòa, ít xuất hiện người mua mới. Trong tương lai, các doanh nghiệp cá tra có thể đẩy mạnh khai thác ở thị trường Ấn Độ. Đây là thị trường có quy mô dân số lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc và người tiêu dùng bước đầu cũng đã chấp nhận sản phẩm cá tra.
“Tuy nhiên, thuế nhập khẩu cá tra vào Ấn Độ hiện vẫn còn quá cao, lên đến 70% - 80% nên các nhà nhập khẩu chưa dám nhập nhiều. Trong thời gian tới, nếu Chính phủ hai nước tăng cường hợp tác thương mại, giảm thuế nhập khẩu thì thị trường tiêu thụ cá tra của Việt Nam sẽ rất lớn”, ông Văn nói.
Tương tự như Trường Giang, khi xuất khẩu cá tra sang Mỹ “bế tắc”, Công ty cổ phần Thủy sản Sông Tiền và Công ty cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân ở tỉnh Tiền Giang cũng tìm hướng xuất khẩu sang những thị trường khác như: EU, Trung Quốc, Trung Đông…
Bà Nguyễn Thị Ánh, người phụ trách cả 2 doanh nghiệp này cho biết, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành cá tra Việt Nam nhiều năm nay, với mức giá bán cao và ổn định nên nhiều doanh nghiệp rất muốn đưa hàng sang đây. Tuy nhiên, rào cản thuế chống bán phá giá cao đã khiến các doanh nghiệp không thể bán hàng được ở thị trường này.
Theo bà Ánh, trong năm 2017, doanh nghiệp đã tiếp cận được thêm một số thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ, Trung Quốc… Riêng EU vẫn là thị trường chiến lược của doanh nghiệp trong nhiều năm nay, hiện chiếm khoảng 60% - 70% thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặc dù đây là thị trường “khó tính” nhưng doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu cho đến khâu chế biến nên giữ được lượng khách hàng ổn định. Do vậy, dù không xuất khẩu cá tra sang Mỹ thì doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn đảm bảo và tăng trưởng.
Không chỉ những doanh nghiệp không xuất khẩu cá tra sang Mỹ mà ngay như Vĩnh Hoàn – 1 trong 3 công ty xuất khẩu cá tra sang thị trường này với số lượng lớn cũng tập trung đầu tư, khai thác ở các thị trường mới nổi.
Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, trong thời gian gần đây, Vĩnh Hoàn đã có bước phát triển thị trường mới, nhất là tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng. Công ty vừa lắp đặt dây chuyền sản xuất sản phẩm cá tra nướng tẩm sốt teriyaki theo công nghệ Nhật Bản để xuất sang Nhật Bản.
Theo ông Văn, hiện thị trường nhập khẩu, người mua cá tra cũng đã bão hòa, ít xuất hiện người mua mới. Trong tương lai, các doanh nghiệp cá tra có thể đẩy mạnh khai thác ở thị trường Ấn Độ. Đây là thị trường có quy mô dân số lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc và người tiêu dùng bước đầu cũng đã chấp nhận sản phẩm cá tra.
“Tuy nhiên, thuế nhập khẩu cá tra vào Ấn Độ hiện vẫn còn quá cao, lên đến 70% - 80% nên các nhà nhập khẩu chưa dám nhập nhiều. Trong thời gian tới, nếu Chính phủ hai nước tăng cường hợp tác thương mại, giảm thuế nhập khẩu thì thị trường tiêu thụ cá tra của Việt Nam sẽ rất lớn”, ông Văn nói.
Tương tự như Trường Giang, khi xuất khẩu cá tra sang Mỹ “bế tắc”, Công ty cổ phần Thủy sản Sông Tiền và Công ty cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân ở tỉnh Tiền Giang cũng tìm hướng xuất khẩu sang những thị trường khác như: EU, Trung Quốc, Trung Đông…
Bà Nguyễn Thị Ánh, người phụ trách cả 2 doanh nghiệp này cho biết, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành cá tra Việt Nam nhiều năm nay, với mức giá bán cao và ổn định nên nhiều doanh nghiệp rất muốn đưa hàng sang đây. Tuy nhiên, rào cản thuế chống bán phá giá cao đã khiến các doanh nghiệp không thể bán hàng được ở thị trường này.
Theo bà Ánh, trong năm 2017, doanh nghiệp đã tiếp cận được thêm một số thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ, Trung Quốc… Riêng EU vẫn là thị trường chiến lược của doanh nghiệp trong nhiều năm nay, hiện chiếm khoảng 60% - 70% thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặc dù đây là thị trường “khó tính” nhưng doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu cho đến khâu chế biến nên giữ được lượng khách hàng ổn định. Do vậy, dù không xuất khẩu cá tra sang Mỹ thì doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn đảm bảo và tăng trưởng.
Không chỉ những doanh nghiệp không xuất khẩu cá tra sang Mỹ mà ngay như Vĩnh Hoàn – 1 trong 3 công ty xuất khẩu cá tra sang thị trường này với số lượng lớn cũng tập trung đầu tư, khai thác ở các thị trường mới nổi.
Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, trong thời gian gần đây, Vĩnh Hoàn đã có bước phát triển thị trường mới, nhất là tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng. Công ty vừa lắp đặt dây chuyền sản xuất sản phẩm cá tra nướng tẩm sốt teriyaki theo công nghệ Nhật Bản để xuất sang Nhật Bản.
Sau nhiều năm nỗ lực phát triển, người tiêu dùng Nhật Bản đã bắt đầu chấp nhận sản phẩm cá nước ngọt. Nếu các doanh nghiệp tập trung kiểm soát chất lượng sản phẩm thì đây sẽ là thị trường tiềm năng của ngành cá tra Việt Nam ở khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng 14 doanh nghiệp cá tra tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy vậy, do thuế chống bán phá giá cao nên chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu chính sang thị trường này với khối lượng và giá trị đáng kể, đó là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Hùng Vương và Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông.
Vẫn biết khi thị trường này gặp khó, các doanh nghiệp sẽ tìm cách đẩy mạnh sang những thị trường tiềm năng khác. Tuy nhiên, việc cá tra đang bị áp thuế chống bán phá giá cao và bị kiểm soát chất lượng 100% ở thị trường Mỹ hay sự cố truyền thông bôi nhọ ở EU đầu năm nay vẫn là xoay quanh câu chuyện định vị sản phẩm, chất lượng cá tra trên thị trường thế giới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng 14 doanh nghiệp cá tra tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy vậy, do thuế chống bán phá giá cao nên chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu chính sang thị trường này với khối lượng và giá trị đáng kể, đó là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Hùng Vương và Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông.
Vẫn biết khi thị trường này gặp khó, các doanh nghiệp sẽ tìm cách đẩy mạnh sang những thị trường tiềm năng khác. Tuy nhiên, việc cá tra đang bị áp thuế chống bán phá giá cao và bị kiểm soát chất lượng 100% ở thị trường Mỹ hay sự cố truyền thông bôi nhọ ở EU đầu năm nay vẫn là xoay quanh câu chuyện định vị sản phẩm, chất lượng cá tra trên thị trường thế giới.
Do vậy, về lâu dài, việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới là hết sức cần thiết để con cá tra Việt không phải “lận đận” như hiện nay.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự VASEP, vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển ngành cá tra và thay đổi cách nhìn của thế giới về cá tra Việt Nam. Trước hết, Việt Nam cần một “đứa con chung”, một sản phẩm quốc gia về cá tra được xây dựng bài bản.
Bà Minh đề xuất xây dựng một dòng sản phẩm chính phile cá tra Việt Nam, dựa trên nền tảng một hệ tiêu chuẩn đồng nhất. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ cùng tham gia xây dựng dòng sản phẩm này, cùng nhau tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm...
“Dòng sản phẩm chính phải là phile, vì là sản phẩm chiếm tới 80% sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam, các cơ quan chức năng cũng phải hỗ trợ phát triển dòng sản phẩm này, phải có logo, có thương hiệu đàng hoàng” - bà Minh đề xuất./.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự VASEP, vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển ngành cá tra và thay đổi cách nhìn của thế giới về cá tra Việt Nam. Trước hết, Việt Nam cần một “đứa con chung”, một sản phẩm quốc gia về cá tra được xây dựng bài bản.
Bà Minh đề xuất xây dựng một dòng sản phẩm chính phile cá tra Việt Nam, dựa trên nền tảng một hệ tiêu chuẩn đồng nhất. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ cùng tham gia xây dựng dòng sản phẩm này, cùng nhau tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm...
“Dòng sản phẩm chính phải là phile, vì là sản phẩm chiếm tới 80% sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam, các cơ quan chức năng cũng phải hỗ trợ phát triển dòng sản phẩm này, phải có logo, có thương hiệu đàng hoàng” - bà Minh đề xuất./.
Các tin khác
- Cà phê Việt Nam: Năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD
- Chính phủ ban hành Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Phấn đấu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD
- Thị trường Chiết Giang (Trung Quốc): Hấp dẫn nhờ nhu cầu 1,1 triệu tấn cao su/năm
Quảng cáo