
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, trọng tâm của Chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có (tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm); củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; triển khai các mô hình làng văn hóa du lịch; xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện; củng hố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình.
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, gồm: vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn tay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp... Nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần gồm: ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, các nguồn vốn lồng ghép khác của Trung ương và địa phương.
- Thông tin Hội chợ làng nghề, sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 năm 2022
- Thông tin Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2022
- Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức Xúc tiến thương mại
- THƯ MỜI Tham gia hội chợ Thương mại Khu vực Bắc Trung Bộ- Quảng Bình 2022
- THƯ MỜI Tham gia hội chợ Công thương Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long- Hậu Giang năm 2022

