Triển lãm quốc tế lần thứ 6 về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại khu vực miền Bắc (MTA Hanoi 2018) diễn ra từ ngày 16-18/10 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội (ICE) sẽ mở ra những cơ hội giao thương đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp đứng đầu trong chuỗi công nghiệp sản xuất và cơ khí chế tạo tại khu vực miền Bắc Việt Nam.
MTA Hanoi 2018 sẽ trưng bày hàng loạt các sản phẩm công nghệ hiện đại và thiết bị máy móc thông minh đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Triển lãm hứa hẹn sẽ là sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và đơn vị sản xuất đầu ngành cơ khí và gia công kim loại, mở ra những cơ hội giao thương đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp đứng đầu trong chuỗi công nghiệp sản xuất và cơ khí chế tạo tại khu vực miền Bắc Việt Nam.
Chia sẻ tại cuộc họp báo thông tin về Triển lãm ngày 28/9, ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty UBM VES - đơn vị tổ chức thông tin, hiện đã có 165 đơn vị đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự (75% đến từ nước ngoài), xác nhận sẽ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như phát triển lĩnh vực cơ khí, kết nối các doanh nghiệp với chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
MTA Hanoi 2018 còn có sự hiện diện của 5 nhóm gian hàng quốc tế đến từ các nền công nghiệp phát triển như: Hàn Quốc (3 gian hàng), Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).
Không chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu những sản phẩm công nghệ và thiết bị máy công cụ tân tiến, MTA Hanoi 2018 còn diễn ra các diễn đàn khoa học và công nghệ thường thức, quy tụ sự tham gia chia sẻ của nhiều diễn giả là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cơ khí như Diễn đàn “Mô hình kinh tế tích hợp hàng hóa - dịch vụ nhằm nâng cao giá trị tổng thể và tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng”; Hội thảo chuyên đề “Blockchain và hệ thống an ninh thông tin - quản trị thông tin”…
Theo ông Phạm Đức Thiên, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Cơ khí (Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội), trên bước đà phát triển công nghiệp hóa mạnh mẽ, ngành cơ khí của Việt Nam được xem như là ngành phát triển “xương sống”, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế đất nước. Dự kiến, đến năm 2020, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam sẽ có tỷ trọng xuất khẩu chiếm khoảng 35% sản lượng sản phẩm, năm 2035 đạt 45%. Chiến lược phát triển cơ khí Việt Nam đã và đang tập trung phát triển các phân ngành cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện… đáp ứng cơ bản các nhu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu.
“Hiện nay, tổng vốn của các công ty cơ khí trong nước đạt khoảng 360 - 380 triệu USD và tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành sản xuất đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Những con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi Việt Nam trở thành điểm đầu tư đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, qua đó tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ để các nhà sản xuất không ngừng nâng cấp công nghệ nhằm cải tiến chất lượng kỹ thuật và cải tiến công nghệ”, ông Phạm Đức Thiên nhận định.
- Không gian triển lãm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội kết nối giữa Hà Nội và các tỉnhthuộc vùng Đồng bằng sông Hồng
- THÔNG BÁO
- Sở Công thương Ninh Bình tham gia gian hàng triển lãm tại Hội chợ VIETNAM EXPO 2023
- Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại & phát triển cụm công nghiệp Ninh Bình tham gia hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Hồng - Hà Nam 2023
- Thông tin Tham gia Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh lần Thứ 2 năm 2023 (HCMC FOODEX 2023)