Cùng với sự phát triển chung của các khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp cả nước, các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đóng góp vào việc tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế, công nghiệp tỉnh nhà qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất sạch hơn; đồng thời góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho lao động địa phương. Tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút các Chủ đầu tư hạ tầng và các Nhà đầu tư thứ cấp vào các Cụm công nghiệp, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ có tiềm năng, lợi thế, như sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, các làng nghề... Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn các cụm công nghiệp của tỉnh ngày càng được cải thiện, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có năng lực đến tìm hiểu và đầu tư vào cụm công nghiệp, chất lượng các dự án đầu tư được có chọn lọc và nâng cao.
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính Phủ về Quản lý, phát triển cụm công nghiệp, Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31/8/2017 của Bộ Công Thương, căn cứ kết luận tại phiên giao ban Lãnh đạo UBND tỉnh ngày 24/9/2020; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngày 25/9/2020 UBND tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Văn Phong.
Ngày 11 tháng 8 năm 2020 UBND tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định số 964/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp Khánh Hải, huyện Yên Khánh.
Sáng 19-10, Sở Công Thương Ninh Bình đã tiến hành họp Ban tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm ngành Công thương đồng bằng sông Hồng – Ninh Bình 2020 nhằm bàn về các biện pháp phối hợp, triển khai công tác chuẩn bị, đảm bảo an toàn trong những ngày diễn ra Hội chợ.
Hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua thực hiện theo đúng quy định hiện hành, đã lựa chọn các đơn vị và ngành nghề hỗ trợ đúng hướng, đúng đối tượng, đúng mục đích, nhằm phát huy được lợi thế của tỉnh; góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, phân công lại lao động xã hội; thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng mô hình sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại… để giới thiệu nhân rộng; hỗ trợ vốn cho dự án đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng và phát triển sản xuất, áp dụng các giải pháp sản suất sạch hơn... đã góp phần tích cực trong việc khuyến khích phát triển sản xuất CN- TTCN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt trong nội địa và tham gia thị trường xuất khẩu.
Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, việc bảo quản và chế biến nông sản cần phải được quan tâm đặc biệt đầu tư máy móc tiên tiến, công nghệ hiện đại sau khi thu hoạch đề bảo quản, vận chuyển mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới có giá trị sử dụng cao trong chế biến.
Năng lượng có nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động của con người và cũng chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của nhiều ngành kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, những nguồn năng lượng từ các loại nguyên nhiên liệu truyền thống như dầu thô, than đá, khí tự nhiên,... đang dần cạn kiệt. Thực tế hiện nay với tốc độ gia tăng mức khai thác các dạng năng lượng thì dự báo đến cuối thế kỷ 21, có khả năng các nguồn năng lượng không tái tạo ở nước ta sẽ trở nên khan hiếm nếu như chúng ta không có kế hoạch đầu tư công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó, thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu và cách sử dụng năng lượng chưa hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải... của nước ta còn chưa được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Vì vậy, việc thực hiện tiết kiệm năng lượng là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Ngày 04/8/2020 Bộ Công thương phê duyệt Quyết số 2046/QĐ-BCT về việc ngừng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2020 trong đó giao bổ sung kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2020 cho tỉnh Ninh Bình 01 đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng” cho 3 cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh ninh Bình với số tiền hỗ trợ là 800 triệu đồng.Cục Công thương địa phương đã giao cho Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại và Phát triển cụm công nghiệp thực hiện đề án (văn bản số 650/CTĐP-QLKC ngày 05/8/2020 của Cục Công thương địa phương về việc bổ sung kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2020).
Hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, từng bước góp phần đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Thực hiện Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại và Phát triển cụm công nghiệp đã tích cực phối hợp vớicác ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể và các đơn vị thụ hưởng thực hiện triển khai tốt Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2020 với tổng số 31 đề án.