Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!

Ngày 13/6/2019 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị hợp tác phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Hội nghị do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đồng tổ chức, nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp tỉnh Vân Nam và một số địa phương lân cận như tỉnh Quý Châu, Tứ Xuyên... (Trung Quốc).

Ngày 31 tháng 5 năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1931/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu (SG05).Ngày 01 tháng 02 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 268/QĐ-BCT về việc miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex (Công ty Samsung) nhập khẩu tôn màu chất lượng cao năm 2019, lượng miễn trừ là 7.213 tấn.

Từ ngày 10 – 13/6/2019, 40 doanh nghiệp và các cơ quan quản lý ngành Công Thương, xúc tiến thương mại 11 tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam sẽ tham gia Đoàn Giao dịch thương mại tại Nam Ninh (Quảng Tây) và Côn Minh (Vân Nam), Trung Quốc. Đây là hoạt động thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2019 do Bộ Công Thương chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại trực tiếp thực hiện.

Chiều ngày 30/5/2019, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đồng chủ trì cuộc họp về xây dựng cơ chế hỗ trợ tổ chức thực hiện việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn nhằm ổn định cung cầu thị trường mặt hàng thịt lợn thời gian tới.Cùng tham gia cuộc họp còn có đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính; đại diện các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các doanh nghiệp; các cơ quan thông tấn, báo chí...

Ngày 29 tháng 5 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1480/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm, có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.21.90 (mã vụ việc AD05).Biện pháp chống bán phá giá tạm thời được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung, cụ thể như sau:

Trung Quốc có diện tích trồng và sản lượng quả vải hàng năm lớn nhất thế giới. Vải được trồng nhiều ở các tỉnh vùng phía Nam sông Trường Giang như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam và một số tỉnh khác với sản lượng ít hơn như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam.Vụ thu hoạch vải tại Trung Quốc thường bắt đầu từ giữa tháng 02 đến cuối tháng 7 hàng năm, sớm và kéo dài hơn so với vụ thu hoạch vải của Việt Nam do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và giống vải phong phú hơn. Năm 2018, diện tích trồng vải của Trung Quốc khoảng 542.000 ha với sản lượng đạt khoảng 2,3 triệu tấn, mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, Trung Quốc hàng năm vẫn nhập khẩu quả vải tươi từ các thị trường khác, trong đó phần lớn là từ Việt Nam.

Trong hơn 4.500 doanh nghiệp gỗ của cả nước, mới có 1 doanh nghiệp có thể tự xuất khẩu đồ gỗ nội thất mang thương hiệu riêng của Việt Nam ra nước ngoài.

Trung Quốc đã xác nhận 33 mặt hàng hải sản của Việt Nam được phép nhập khẩu miễn thuế vào Trung Quốc.
heo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Sở Công Thương Lào Cai vừa cung cấp 33 mặt hàng hải sản đã được phía Trung Quốc xác nhận được nhập khẩu miễn thuế vào Trung Quốc.
Nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy, hải sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai phối hợp với Chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tổ chức Hội nghị kết nối giao thương thủy, hải sản Việt Nam năm 2019 tại Hà Khẩu, Trung Quốc vào ngày 29/ 5/2019.
Đây là cơ hội tốt để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp của Việt Nam nắm bắt, cập nhật những thông tin về cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu hàng thủy, hải sản của phía Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung Quốc) và là dịp để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thủy, hải sản của Việt Nam sang Trung Quốc.

DANH MỤC 33 MẶT HÀNG THỦY, HẢI SẢN ĐÃ ĐƯỢC PHÍA TRUNG QUỐC XÁC NHẬN ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC

STT

Tên sản phẩm

Mã HS

1

Cá tuyết

0302.51.00

2

Nghêu (sống, tươi hoặc ướp lạnh)

0307.71

3

Tôm biển

0306

4

Cá mòi Hilsa (Tenualosa ilisha) tươi hoặc ướp lạnh

0302.89.27

5

- Tôm hùm (Homarus spp) sống

- Tôm hùm (Homarus spp) tươi hoặc ướp lạnh

0306.32.20

0306.32.30

6

Cá ngừ đại dương tươi hoặc ướp lạnh (Đề nghị chi tiết loại, giống) tham khảo tại DM hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành theo TT 65/2017/TT-BTC

0302.31-0302.39

7

- Tôm sú (Penaeus monodon)sống

- Tôm sú (Penaeus monodon)tươi hoặc ướp lạnh

0306.36.21

0306.36.31

8

Cá nục gai (Trachurus spp) tươi hoặc ướp lạnh

0302.45.00

9

Cá suôn đông lạnh

0303.59.90

10

Cua sống, tươi hoặc ướp lạnh

0306.33.00

11

Lươn sống

Lươn tươi hoặc ướp lạnh

Lươn đông lạnh

0301.99.49

0302.79.00

0303.29.00

12

Cá trạch sống

0301.99.49

13

Cá mè sống

0301.99.49

14

Tôm hùm đá (tươi hoặc ướp lạnh)

0306.31

15

Tôm hùm đá (đông lạnh)

0306.11

16

Tôm hùm tre (đông lạnh)

0306.11

17

Cá tra fillet đông lạnh

0304.62.00

18

Cá tra xẻ bướm tươi hoặc ướp lạnh

0302.72.10

19

Cá ngừ đóng hộp

1604.14.11

20

Cá thu đóng hộp

1604.19.90

21

Mực khô

0307.49

22

Tôm khô đã qua chế biến đóng hộp kín

1605.29.90

23

Mực tẩm gia vị ăn liền

1605.54.10

24

Cá tra đông lạnh

0303.24.00

25

Cá basa (tươi hoặc ướp lạnh)

0302.72.90

26

Ghẹ sống, tươi hoặc ướp lạnh

0306.33.00

27

Bạch tuộc 1 da đông lạnh

0307.52.00

28

Bạch tuộc 2 da đông lạnh

0307.52.00

29

Bạch tuộc cắt đông lạnh

0307.52.00

30

Mực nang nút đông lạnh

0307.43.10

31

Hàu sống

0307.11.10

32

Hàu tươi hoặc ướp lạnh

0307.11.20

33

Hàu đông lạnh

0307.12.00

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) gạo theo hướng đổi mới, đa dạng hóa hình thức thực hiện, trong đó trong giai đoạn từ năm 2016-2018, Bộ Công Thương đã mời 04 đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh có nhu cầu tiêu thụ lớn sản phẩm gạo Việt Nam như: An Huy, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, thành phố Trùng Khánh vào giao dịch mua hàng, thăm quan thực địa tại các địa phương có sản lượng gạo hàng hóa lớn và tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc luôn phát triển tốt đẹp, năm 2018, theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 147,8 tỷ USD tăng trưởng 21,2%, Trung Quốc 15 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam hiện cũng là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 8 trên toàn cầu của Trung Quốc.

Quảng cáo