Ngành da giày: Tận dụng kênh phân phối bản địa để thâm nhập thị trường EU
Muốn phát triển tốt ở thị trường EU đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành da giày Việt Nam phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể. Ngoài việc đáp ứng quy định xuất xứ hàng hóa, cần thiết xây dựng cho được hệ thống phân phối và hiểu rõ các biện pháp phòng vệ thương mại tại EU.
Ngành da giày: Tận dụng kênh phân phối bản địa để thâm nhập thị trường EU |
|
Muốn phát triển tốt ở thị trường EU đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành da giày Việt Nam phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể. Ngoài việc đáp ứng quy định xuất xứ hàng hóa, cần thiết xây dựng cho được hệ thống phân phối và hiểu rõ các biện pháp phòng vệ thương mại tại EU.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN da giày Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường châu Âu” do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU - MUTRAP) phối hợp với Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam tổ chức ngày 17/10 tại TP.HCM. Theo các chuyên gia, sau khi Mỹ rút khỏi TPP, thị trường EU trở thành kỳ vọng lớn nhất của ngành da giày với cú hích là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA) dự kiến sẽ chính thức ký kết từ năm 2018.
Nhận định về cơ hội cho ngành da giày Việt Nam tại thị trường EU, Giáo sư Sangeeta Khorana, Chuyên gia Quốc tế Dự án EU - MUTRAP - cho biết, ngành da giày Việt Nam có rất nhiều cơ hội tại thị trường EU đặc biệt ở phân khúc sản phẩm mà yêu cầu của người tiêu dùng tập trung chủ yếu và số lượng và mẫu mã chứ không đòi hỏi nhiều về thương hiệu. Bà Sangeeta Khorana khuyến cáo, muốn tiếp cận thị trường EU, các doanh nghiệp cần có chiến lược tập trung vào từng thị trường cụ thể và sử dụng hiệu quả các kênh phân phối tại những thị trường (thông qua việc kết nối với các nhà phân phối đưa hàng vào các siêu thị lớn và các cửa hàng bán lẻ). Thậm chí là tự mở cửa hàng để đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên tận dụng Internet để tiếp cận người tiêu dùng với các dịch vụ thanh toán đảm bảo an toàn. Bà Sangeeta Khorana cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt cần hiểu biết rõ về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) nhất là các quy định về hạn chế hoá chất độc hại, quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng và các biện pháp phòng vệ (chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp giá) được áp dụng tại EU. Bởi nếu các doanh nghiệp Việt không hiểu rõ về CBPG sẽ rất dễ bị loại khỏi thị trường này. Lý do, các công ty/ngành hàng của EU có thể khởi xướng hành động CBPG bằng cách nộp đơn lên Tổng vụ thương mại. Nếu Tổng vụ thương mại nhận thấy dấu hiệu bán phá giá (hoặc trợ giá trong trường hợp áp thuế CBPG), Ủy ban châu Âu sẽ tiến hành một cuộc điều tra bổ sung để xác định liệu hành vi bán phá giá có gây tổn hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không. Và trên thực tế là các công ty EU tương đối thành công trong việc chứng minh hành vi bán phá giá của doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho một số lượng lớn công ty EU khác tiếp tục nộp đơn kiến nghị lên Tổng vụ thương mại. Riêng với Việt Nam, Ủy ban châu Âu đã thông báo tiếp tục mở rộng các biện pháp CBPG (đã hết hiệu lực từ cuối tháng 3/2011) cho mặt hàng giày dép có lót trên bằng da của Việt Nam trong 15 tháng kể từ tháng 9/2016 và thuế bán CBPG là 10%. Vì thế không chỉ mặt hàng này mà với tất cả những sản phẩm khác doanh nghiệp Việt cũng phải có sự tìm hiểu kỹ, lưu ý về các phương án phòng vệ thương mại của EU để tránh bị kiện. Theo Báo điện tử Công Thương
|
Các tin khác
- Cà phê Việt Nam: Năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD
- Chính phủ ban hành Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Phấn đấu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD
- Thị trường Chiết Giang (Trung Quốc): Hấp dẫn nhờ nhu cầu 1,1 triệu tấn cao su/năm
Quảng cáo