Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!
Phát triển thương mại công nghiệp Ninh Bình năm 2017: Nhiều điểm sáng
Năm 2017 là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 21, bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là là thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó, Sở Công Thương Ninh Bình đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chủ động triển khai Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; kịp thời tham mưu ban hành chính sách, giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, do vậy tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực: giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 40.300 tỷ đồng, tăng 25,05%; tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng hóa và dịch vụ ước đạt 29.000 tỷ đồng, tăng 6,8%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.154 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Phát triển thương mại công nghiệp Ninh Bình năm 2017: Nhiều điểm sáng

Năm 2017 là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 21, bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là là thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó, Sở Công Thương Ninh Bình đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chủ động triển khai Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; kịp thời tham mưu ban hành chính sách, giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, do vậy tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực: giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 40.300 tỷ đồng, tăng 25,05%; tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng hóa và dịch vụ ước đạt 29.000 tỷ đồng, tăng 6,8%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.154 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: xe ô tô gấp 2,0 lần kế hoạch và gấp gần 2,4 lần so với năm 2016, modul camera tăng 43,1%, phân đạm tăng 88%, kính nổi tăng 30,2%, linh kiện điện tử tăng 35,2%...Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nên một số sản phẩm công nghiệp giảm sút so với năm 2016 như xi măng và clanhke ước đạt 11.750 nghìn tấn, giảm 3,2%; gạch xây bằng đất nung ước đạt 187 triệu viên, giảm 30,4%; giày dép vải ước đạt 17,5 triệu đôi, giảm 12,1%...Phát triển tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các cụm công nghiệp tiếp tục ổn định theo Quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đặc biệt là chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ được các ngành và địa phương quan tâm.
 
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,154 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016 và đạt 105% kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: Camera và linh kiện điện thoại, may mặc, giày dép...Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2017 ước đạt trên 821,6 triệu USD, giảm 10,6% so với năm 2016 với các nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn như: Linh kiện điện tử, vải may mặc, phụ liệu sản xuất giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, ô tô...Hoạt động dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển ở cả vùng Đô thị và nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2017 đạt 29.000 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ và tăng ở tất cả các ngành và các khu vực kinh tế. Công tác quản lý thị trường được tăng cường chỉ đạo, kiểm soát, hạn chế tối đa tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng; chỉ số giá tiêu dùng ổn định. 
 
Lĩnh vực công nghiệp, Sở đã tham mưu UBND tỉnh, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 07/NQ-BCSĐ ngày 13/2/2017 về tập trung chỉ đạo, lãnh đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh và Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình đến năm 2025. Trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Dự thảo Quy chế quản lý Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh mở rộng, điều chỉnh một số CCN cho phù hợp với tình hình thực tế để tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào CCN. Năm 2017, đã thu hút được 07 dự án đầu tư thứ cấp vào các CCN: Gia Vân, Văn Phong, Cầu Yên, Mai Sơn, Ninh Phong (trong đó có 05 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký 1.381,2 tỷ đồng, diện tích đã cho thuê 33,8 ha, lao động dự kiến thu hút 4.775 lao động.
 
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, Sở Công thương Ninh Bình đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như: xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch khuyến công, xúc tiến thương mại (38 đề án khuyến công và 24 đề án XTTM với tổng kinh phí hơn 6,5 tỷ đồng) tập trung vào các nội dung về hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp như tổ chức hội chợ thương mại trong và ngoài nước, tuyên truyền quảng bá hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại...đã giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
 
Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp với công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình có phương án đảm bảo kế hoạch cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện theo thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương tạo điều kiện rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp, cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn an toàn, tin cậy và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Năm 2017, Sở đã xác nhận sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng công trình đường dây trung thế và trạm biến áp cho 09 công trình; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật cho 61 công trình điện theo đúng tiến độ và thời gian theo quy định.
 
Đối với công tác kỹ thuật, an toàn và môi trường Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt quy chế quản lý VLNCN trên địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại, tích cực triển khai quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động hóa chất. Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được tích cực triển khai, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý về sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh quy định quản lý về an toàn thực phẩm đối với các sơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
 
Về lĩnh vực thương mại: Sở đã tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung quy hoạch ngành và lĩnh vực thương mại tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển hệ thống phân phối kinh doanh thương mại trên địa bàn; xây dựng và triển khai tốt kế hoạch phục vụ Tết, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường, nhất là đối với mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân (xăng, dầu, gas, thực phẩm...); đôn đốc các địa phương tăng cường quản lý hoạt động chợ, siêu thị, góp phần ổn định giá cả hàng hóa, thị trường trên địa bàn nhất là dịp Tết, lễ hội. Cùng với đó, Sở đã thực hiện tốt công tác thẩm định, cấp phép đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
 
Công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu có bước tiến bộ rõ nét. Trong năm, Sớ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 28/12/2016 của Tỉnh ủy Ninh Bình về thực hiện có hiệu quả tiến trình HNQT, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tạo điều kiện hỗ trợ 04 doanh nghiệp tham gia đoàn XTTM Quốc gia tại Băng-la-đet, Xri-lan-ca và Nga. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp về định hướng thị trường, tư vấn về rào cản thị trường, biểu thuế xuất khẩu, tạo điều kiện rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thông qua cấp 3.035 bộ C/O ưu đãi sang các thị trường Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc... Tổ chức thẩm định và cấp giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép cho công ty TNHH Thép Kyoei, công ty TNHH Beauty Surplus; cấp mã số nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ (MID) cho Công ty Cổ phần Việt Thuận (Nam Định). 
 
Ngoài ra, với chức năng của mình, ngành Công Thương đã làm tốt công tác quản lý thị trường, đấu tranh có hiệu quả với tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi cho những nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng. Sở đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân, các cơ sở kinh doanh không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, không sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng,… Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm trên khâu lưu thông. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật góp phần nâng cao nhận thức và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật đối với các thương nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh . Năm 2017, Chi cục đã kiểm tra 2.884 vụ; xử lý 1.572 vụ với 1.670 hành vi vi phạm, tập trung vào các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, kinh doanh hàng giả, vi phạm trong lĩnh vực giá, vi phạm về VSATTP,… với tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trên 9,6 tỷ đồng.
 
Công tác thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được tăng cường: Sở đã thường xuyên hoạt động kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công thương thực hiện đúng các quy định của pháp luật, trong đó trọng tâm là công tác thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực hóa chất, điện lực, an toàn thực phẩm, an toàn kỹ thuật công nghiệp và lĩnh vực thương mại. Trong năm 2017, Sở đã xây dựng và tiến hành 13 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 32 đơn vị và tham gia 03 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 38 đơn vị trong lĩnh vực VLNCN, kinh doanh xăng dầu và phân bón vô cơ. Qua đó, lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành 06 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 06 đơn vị trong hoạt động điện lực, hoạt động hóa chất và hoạt động xăng dầu với tổng số tiền phạt là 61,5 triệu đồng.
 
Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh: Sở đã ban hành quyết định kiện toàn và quy chế tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công thương Ninh Bình.Rà soát các thủ tục hành chính qua đó thực hiện đơn giản hóa 11 TTHC thuộc thẩm quyền của Sở trong lĩnh vực dầu khí, lưu thông hàng hóa và an toàn thực phẩm. Thực hiện cắt giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đối với các TTHC có thời gian giải quyết từ 10 ngày trở lên. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (hiện tại Sở đang cung cấp 30 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 26 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí đi lại và minh bạch thủ tục hành chính. Tính đến hết năm 2017, Sở Công Thương đã thực hiện và giải quyết kịp thời trên 5.000 thủ tục hành chính đúng thời gian quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến liên hệ công tác.
 
Năm 2018, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại nói riêng, nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn, ngành Công thương tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) cả năm 2018 đạt 46.829 tỷ đồng, tăng 16,2% ; kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 đạt 1.125 triệu USD, tăng 8,3% so với ước thực hiện năm 2017. Để thực hiện mục tiêu trên, Sở Công thương Ninh Bình sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ trong điều hành kinh tế, nhất là những cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Trong đó sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020; Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình đến năm 2025. Chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực hiện có, nhất là các sản phẩm: lắp ráp ô tô, kính nổi, xi măng, thép...Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp phụ trợ ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực trong đó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để Nhà máy sản xuất ô tô Thành Công phát huy cao nhất công suất thiết kế. Tăng cường công tác quản lý phát triển đối với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với quy hoạch bố trí sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường kiểm soát chất lượng và giá cả các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại; ưu tiên phát triển các trung tâm thương mại, mua sắm, siêu thị tổng hợp. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài... Ngoài ra, Sở Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - thương mại./.

Nguyễn Thị Bích Ngọc - Kế hoạch Tài chính Tổng hợp
 

Quảng cáo