Quy định mới về xuất xứ hàng hóa
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Nghị định này quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và áp dụng đối với thương nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Ngay sau khi Nghị định ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng các Thông tư liên quan để hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Ngày 3/4/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu. Thông tư bao gồm 4 Chương, 12 Điều và 13 Phụ lục. Trong đó, Thông tư hướng dẫn cách xác định xuất xứ hàng hóa, quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi và quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi như tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”, tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm giá trị” và cách tính tỷ lệ đó. Ngoài ra, Thông tư hướng dẫn kê khai C/O, tờ khai bổ sung C/O và Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ. Phụ lục 1 quy định rõ quy tắc cụ thể mặt hàng cho C/O mẫu B. Từ Phụ lục 2 đến Phụ lục 9 dành cho doanh nghiệp kê khai, cam kết xuất xứ áp dụng cho cả hàng hóa đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi và tiêu chí xuất xứ không ưu đãi. Phụ lục 10 là Mẫu khai báo xuất xứ của Nhà sản xuất/Nhà cung cấp nguyên liệu trong nước. Phụ lục 11 là Mẫu C/O mẫu B của Việt Nam. Phụ lục 12 là mẫu tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam. Phụ lục 13 là mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/4/2018.
- Cà phê Việt Nam: Năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD
- Chính phủ ban hành Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Phấn đấu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD
- Thị trường Chiết Giang (Trung Quốc): Hấp dẫn nhờ nhu cầu 1,1 triệu tấn cao su/năm