Sở Công Thương Ninh Bình triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP và chỉ thị số 26/CT-TTg của Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, để hoàn thành các Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua, Việt Nam phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu dựa trên tri thức đổi mới, sáng tạo, khoa học và công nghệ cao, trong đó doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, ngày 16/5/2016 Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, sau đó là chỉ thị số 26/CT-TTg tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP trong năm 2017. Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết, trong năm 2017, Sở Công thương Ninh Bình đã có những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tình phát triển
Sở Công Thương Ninh Bình triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP và chỉ thị số 26/CT-TTg của Chính phủ |
|
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, để hoàn thành các Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua, Việt Nam phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu dựa trên tri thức đổi mới, sáng tạo, khoa học và công nghệ cao, trong đó doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, ngày 16/5/2016 Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, sau đó là chỉ thị số 26/CT-TTg tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP trong năm 2017. Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết, trong năm 2017, Sở Công thương Ninh Bình đã có những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tình phát triển.
Công tác quy hoạch phát triển ngành công thương đã được Sở Công Thương tập trung xây dựng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của ngành ở địa phương và phù hợp, thống nhất với quy hoạch tổng thể của địa phương đã ban hành. Trong năm 2017, Sở Công Thương đã hoàn thành xây dựng và tổ chức công bố Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống 110 kV và Quy hoạch phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đang triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở đã thường xuyên tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tế nhằm thú hút đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, thu hút các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp. Trong năm 2017, Sở đã tổ chức thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh ban hành quyết định mở rộng CCN Gia Vân, CCN Mai Sơn; hướng dẫn, đôn đốc UBND huyện Kim Sơn hoàn thiện hồ sơ mở rộng CCN Đồng Hướng, UBND huyện Yên Mô lập hồ sơ thành lập CCN Yên Lâm; hướng dẫn UBND thành phố Ninh Bình hoàn thiện hồ sơ mở rộng CCN Ninh Phong và kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất đồ mộc nằm trong khu dân cư vào CCN Ninh Phong; tham mưu UBND tỉnh phương án giải quyết đề nghị của Công ty TNHH Thiên Phú về việc mở rộng CCN Gia Vân, huyện Gia Viễn (phần diện tích mở rộng không có trong quy hoạch); đề nghị của UBND huyện Nho Quan về điều chỉnh quy hoạch CCN Xích Thổ (điều chỉnh tiến độ đầu tư).
Bên cạnh đó, Nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định của trung ương và yêu cầu thực tế của địa phương qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/NQ-BCSĐ ngày 13/2/2017 về tập trung chỉ đạo, lãnh đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh; xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình và dự thảo Quy chế quản lý CCN trên địa bàn tỉnh thay thế Quyết định số 20/2011/QĐ-UBND ngày 30/10/2011 của UBND tỉnh theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính Phủ và Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31/8/2017 của Bộ Công thương về quản lý, phát triển CCN; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Ngoài ra, nhằm thu hút, kêu gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào CCN, trong năm 2017 Trung tâm phát triển CCN đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp xúc, dẫn 10 doanh nghiệp nước ngoài và 11 doanh nghiệp trong nước đi tìm hiểu, khảo sát đầu tư tại các CCN trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay đã thu hút được 07 dự án đầu tư vào các CCN trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký 1381 tỷ đồng.
Trong công tác quản lý điện năng, Sở đã phối hợp với công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình có phương án đảm bảo kế hoạch cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện theo thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương tạo điều kiện rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp, cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn an toàn, tin cậy và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giai năm 2017, Sở đã thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật cho 46 công trình điện theo đúng tiến độ và thời gian theo quy định.
Công tác Khuyến công và Xúc tiến thương mại cũng được chú trọng. Sở Công thương đã triển khai hiệu quả 38 đề án khuyến công với tổng kinh phí 3.845 triệu đồng và 24 đề án XTTM với tổng kinh phí trên 2,7 tỷ tập trung vào các nội dung về hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại trong và ngoài nước, tuyên truyền quảng bá hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại...qua đó giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong công tác quản lý thị trường, Chi cục quản lý thị trường đã triển khai thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường theo kế hoạch được Giám đốc Sở phê duyệt, đồng thời tham mưu cho Ban chỉ đạo 389 tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch của đoàn kiểm tra liên ngành; triển khai kế hoạch kiểm tra của Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh trong đó tập trung vào kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại ở các lĩnh vực như: kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng; kinh doanh xăng dầu; kinh doanh hàng hoá có thông tin vi phạm chủ quyền quốc gia; kiểm tra xử lý đối với mặt hàng quan trọng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, khí hóa lỏng,... Kết quả, năm 2017, Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra trên 2.800 vụ, xử lý 1.592 vụ với tổng số tiền thu phạt trên 10 tỷ đồng.
Công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn thực thi cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và các hiệp định thương mại tự do FTA từ đầu năm đến nay được Sở đẩy mạnh. Sở đã thường xuyên cập nhật các cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế (ASEAN, WTO, APEC, ASEM..); tình hình triển khai các Hiệp định thương mại thế hệ mới; những vấn đề cần lưu ý về xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan lên trang Website của Sở nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các quy định của pháp luật và các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thông qua công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Sở đã tuyên truyền, phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn và các tỉnh lân cận tận dụng lộ trình thuế quan ưu đãi từ các FTA thế hệ mới thông qua việc xin cấp C/O ưu đãi.
Về công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh, Sở đã tiến hành rà soát, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với 11 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực dầu khí, lưu thông hàng hóa, an toàn thực phẩm. Thực hiện cắt giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đối với các TTHC có thời gian giải quyết từ 10 ngày trở lên. Ngoài ra, để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi lại cho doanh nghiệp, Sở đã đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối 30 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 26 thủ tục công trực tuyến mức độ 4 qua địa chỉ http://motcua.ninhbinh.gov.vn. Đến thời điểm hiện tại, Sở đã tiếp nhận 213 thủ tục hành chính, giải quyết 211 thủ tục hành chính qua địa chỉ (trong đó 96,2% trước hạn, 3,3% đúng hạn).
Nhìn chung, Công tác triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020và chỉ thị thế 26/CT-TTg tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP trong năm 2017 đã được Sở công thương nói riêng hay UBND tỉnh Ninh Bình nói chung thực hiện một cách có hiệu quả. Qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, điều này có thể được phản ánh qua những con số như giá trị sản xuất công nghiệp tăng 25% so với năm 2016 đặt trên 42 nghìn tỉ; kim ngạch xuất khẩu đạt 1154 triệu USD, tăng 22% so với năm 2016…
Hoàng Minh - KHTCTH
|
Các tin khác
- Cà phê Việt Nam: Năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD
- Chính phủ ban hành Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Phấn đấu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD
- Thị trường Chiết Giang (Trung Quốc): Hấp dẫn nhờ nhu cầu 1,1 triệu tấn cao su/năm
Quảng cáo