Thị trường Nam Phi và nhu cầu nhập khẩu trong tháng 9/2017
Tính đến hết tháng 6/2017, xuất khẩu của Nam Phi đạt khoảng 564,4 tỷ Rand (tương đương với 42,8 tỷ USD), tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu của Nam Phi đạt 536,7 tỷ Rand (tương đương với 40,7 tỷ USD), giảm 1,4%
I/ Tình hình thị trường tháng 06/2017:
1) Tổng quan thị trường:
Thị trường Nam Phi trong tháng 06 năm 2017 nổi bật với tiêu thụ hàng công nghiệp tăng, sản xuất hàng công nghiệp không có biến động. Sản xuất hàng nông lâm ngư nghiệp tăng. Xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Đồng Rand mất giá.
Lạm phát trong tháng 06/2017 là 5,01%, giảm 0,33% so với tháng 05/2017.
Đồng Rand giảm giá ở mức 13,0 Rand/01USD ngày 14/7/2017 xuống 13,25 Rand/01 USD ngày 15/8/2017.
Thị trường tiêu thụ ô tô nội địa tại Nam Phi trong tháng 06/2017 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Tính đến hết tháng 6/2017, xuất khẩu của Nam Phi đạt khoảng 564,4 tỷ Rand (tương đương với 42,8 tỷ USD), tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu của Nam Phi đạt 536,7 tỷ Rand (tương đương với 40,7 tỷ USD), giảm 1,4%.
2) Chi tiết thị trường:
Tháng 06/2017 so với tháng 06/2016 tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 0,3% trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống tăng 2,6%; Nhóm hàng dệt may giầy dép giảm 0,9%; Nhóm hàng gỗ giấy giảm 2,6%; Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa không có biến động; Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại giảm 2,9%; Nhóm hàng kim loại máy móc giảm 1,6%; Nhóm hàng thiết bị điện giảm 3,5%; Nhóm hàng điện tử giảm 6,3%; Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 5,8%; Nhóm hàng nội thất giảm 5,5%.
Tháng 06/2017 so với tháng 05/2017, sản xuất công nghiệp không tăng, không giảm trong đó: nhóm hàng thực phẩm và đồ uống tăng 0,3%; Nhóm hàng dệt may giầy dép giảm 3,6 %; Nhóm hàng gỗ giấy giảm 0,7%; Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa tăng 0,6%; Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại tăng 0,2%; Nhóm hàng kim loại máy móc giảm 0,8%; Nhóm hàng thiết bị điện giảm 3,6%; Nhóm hàng điện tử giảm 6,5%; Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 5,2; Nhóm hàng nội thất giảm 3,5%.
Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chính của Nam Phi trong tháng 6/2017 so với tháng 5/2017: hàng rau quả tăng 33%; sản phẩm khoáng sản giảm 16%; Kim loại quý và đá tăng 11%; Kim loại thường giảm 06%; Phương tiện vận tải tăng 18%...
Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chính của Nam Phi trong tháng 6/2017 so với tháng 5/2017: Hàng rau quả tăng 27%; Sản phẩm khoáng sản giảm 31%; Sản phẩm dệt may giảm 11%; Máy móc thiết bị điện tử giảm 02%; Linh kiện phương tiện vận tải tăng 21%...
Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt nam-Nam Phi trong tháng 6/2017:
STT |
Mặt hàng |
VNXK (USD) |
STT |
Mặt hàng |
VNNK (USD) |
1 |
Hàng tươi sống |
8.461.564 |
1 |
Hàng tươi sống |
18.298.700 |
2 |
Rau củ quả |
20.674.210 |
2 |
Rau củ quả |
28.581.155 |
3 |
Dầu ăn |
|
3 |
Dầu ăn |
|
4 |
Thực phẩm chế biến |
3.440.548 |
4 |
Thực phẩm chế biến |
3.702.269 |
5 |
Khoáng sản |
10.127.929 |
5 |
Khoáng sản |
10.363.370 |
6 |
Hóa chất |
6.656.196 |
6 |
Hóa chất |
4.807.072 |
7 |
Cao su và sản phẩm nhựa |
4.938.321 |
7 |
Cao su và sản phẩm nhựa |
7.370.476 |
8 |
Da sống và da thuộc |
3.076.020 |
8 |
Da sống và da thuộc |
4.465.720 |
9 |
Sản phẩm gỗ |
359.492 |
9 |
Sản phẩm gỗ |
1.377.226 |
10 |
Giấy và bột giấy |
639.972 |
10 |
Giấy và bột giấy |
857.131 |
11 |
Dệt may |
17.548.462 |
11 |
Dệt may |
331.598 |
12 |
Giầy dép |
77.331.599 |
12 |
Giầy dép |
457.834 |
13 |
Vật liệu xây dựng |
1.055.877 |
13 |
Vật liệu xây dựng |
|
14 |
Kim loại quý |
720.894 |
14 |
Kim loại quý |
|
15 |
Sắt thép |
4.419.808 |
15 |
Sắt thép |
16.766.673 |
16 |
Máy móc thiết bị |
314.355.991 |
16 |
Máy móc thiết bị |
6.998.480 |
17 |
Phương tiện vận tải |
642.983 |
17 |
Phương tiện vận tải |
100.334 |
18 |
Thiết bị ảnh và y tế |
3.068.622 |
18 |
Thiết bị ảnh và y tế |
216.438 |
20 |
Đồ chơi và dụng cụ thể thao |
9.975.185 |
20 |
Đồ chơi và dụng cụ thể thao |
3.984 |
21 |
Hàng thủ công mỹ nghệ |
1.479 |
21 |
Hàng thủ công mỹ nghệ |
1.875 |
22 |
Hàng hóa khác |
31.416 |
22 |
Hàng hóa khác |
|
23 |
Thiết bị lẻ |
2.243.718 |
|
|
|
|
Tổng cộng: |
489.770.287 |
|
Tổng cộng: |
104.700.335 |
II/ Dự báo tình hình thị trường tháng 09/2017:
Cung cầu sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp tăng. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. Đồng Rand tiếp tục mất giá.
III/ Thông báo:
1/ Tìm người mua:
Công ty Nam Phi muốn tìm nhà nhập khẩu trái cây tại Việt Nam:
• Tên doanh nghiệp: Cape Five Export SA (Pty) Ltd.
• Địa chỉ: 1 Niblick Way, Firgrove Rural, Cape Town, 7110
• Điện thoại: +27 21 850 4640
• Email: info@capefive.com
• Người liên hệ: Wynand Viljoen – Giám đốc marketing
2/ Tìm người bán:
Công ty Nam Phi muốn tìm nhà sản xuất sàn gỗ tại Việt Nam:
• Tên doanh nghiệp: Wonder Flooring (Pty) Ltd
• Địa chỉ: 24 Western Blvd, City West, Johannesburg
• Điện thoại: +27 11 298 8100
• Email: info@wonderflooring.com
• Người liên hệ: Sameer Thokan – Giám đốc kinh doanh
3/ Sự kiện thương mại trong tháng 9, 10 /2017 tại Nam Phi
STT |
Sự kiện |
Ngành hàng |
Địa điểm tổ chức |
Thời gian |
1 |
SA MOTORING EXPERIENCE |
Phương tiện vận tải, xe hơi |
Kyalami Exhibition & Conference Centre, Johannesburg |
01/09 – 03/09/2017 |
2 |
PROFESSIONAL BEAUTY |
Mỹ phẩm, công nghệ thẩm mỹ |
Gallagher Conference Centre, Johannesburg |
03/09 – 04/09/2017 |
3 |
FESPA AFRICA |
Công nghệ ngành in |
Gallagher Conference Centre, Johannesburg |
13/09 – 15/09/2017 |
4 |
AFRICA AEROSPACE & DEFENCE |
Công nghệ vũ trụ và phòng vệ |
Air Force Base, Waterkloof, Pretoria |
19/09 – 12/09/2017 |
5 |
AUTOMECHANIKA |
Ngành công nghiệp ô tô và sửa chữa ô tô |
Expo Centre Nasrec, Johannesburg |
27/09 – 30/09/2017 |
6 |
AGRI-EXPO LIVESTOCK |
Nông nghiệp, chăn nuôi |
Sandringham Farm, Cape Town |
12/10 – 14/10/2017 |
7 |
ITE OIL & GAS |
Dầu khí |
Cape Town |
23/10 – 27/10/2017 |
8 |
PROPAK CAPE |
Công nghiệp đóng gói |
Trung tâm Hội nghị Quốc tế Cape Town, Cape Town |
24/10 – 26/10/2017 |
VI/ Thông tin chuyên đề:
Sản xuất và tiêu thụ mặt hàng rau củ quả tại Nam Phi
1. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ mặt hàng rau củ tại Nam Phi
Ngành nông nghiệp của Nam Phi tạo công ăn việc làm cho khoảng 10% lao động chính thức và đóng góp khoảng 2,6% GDP của quốc gia này. Đây là tỷ lệ không lớn so với các nước Châu Phi khác. Do hạn chế về nguồn nước, đất đai lại khô hạn nên chỉ khoảng 13,5% diện tích đất Nam Phi là có thể sử dụng cho trồng trọt, và chỉ 03% diện tích đất là cho năng suất cao.
Theo Tổ chức cơ sở dữ liệu doanh nghiệp về lương thực và nông nghiệp (FAOSTAT), Nam Phi đứng thứ tư thế giới về sản xuất rau diếp, bưởi; đứng thứ năm thế giới về sản xuất ngũ cốc, thứ 7 thể giới về sản xuất ngô xanh và ngô; thứ 9 thế giới về hạt lanh dầu và quả lê; thứ 10 thế giới về sản xuất các hạt cho sợi...
Các loại rau củ quả cũng được trồng rất đa dạng tại Nam Phi. Chủ yếu là các loại rau như: cà chua, bắp cải, xà lách, bí ngô, các loại đậu, dưa chuột, cà rốt... và các loại trái cây như: táo, lê, cam, chanh, bơ, chuối, đu đủ, dứa... Hàng năm, Nam Phi sản xuất khoảng 108,7 nghìn tấn rau củ và 06 triệu tấn hoa quả các loại (Theo www.statssa.gov.za).
Mặc dù sản lượng rau củ quả tại Nam Phi đủ cung cấp cho người dân quốc gia này và xuất khẩu, song theo số liệu thống kê, người dân Nam Phi lại không có thói quen ăn nhiều rau củ. Trung bình một người lớn chỉ tiêu thụ khoảng 07kg rau củ trong 01 tháng, thấp hơn so với mức cần thiết thấp nhất là 12kg/tháng do WHO đưa ra.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, với nhận thức ngày càng nâng cao về tầm quan trọng của rau củ đối với sức khỏe và do tỷ lệ béo phì tăng cao, người dân Nam Phi ngày càng tiêu thụ mặt hàng rau củ quả nhiều hơn. Trong khoảng từ năm 2010-2013, mức tăng trưởng về tiêu thụ rau củ của người dân Nam Phi đạt từ 8-10%/năm; và tăng trưởng về tiêu thụ qua quả đạt trung bình khoảng 02%/năm.
Sản phẩm rau củ được ưa chuộng tại Nam Phi là rau củ đông lạnh và tươi sống. Việc sử dụng các sản phẩm đóng hộp và qua chế biến có mức tăng trưởng âm hoặc rất thấp (chỉ khoảng 5%/năm) trong nhiều năm vừa qua.
Việc phân phối rau củ tại Nam Phi chủ yếu qua hệ thống bán lẻ (chiếm 85% tổng lượng rau củ phân phối trên thị trường). Các kênh phân phối chính gồm các cửa hàng tạp hóa (46%), các hệ thống siêu thị (40%), ngoài ra là các nhà bán lẻ, cửa hàng tiện dụng...
Ngày nay, để thu hút người tiêu dùng, các nhà sản xuất rau củ quả tại Nam Phi không ngừng đổi mới trên nhiều phương diện, áp dụng kỹ thuật trồng trọt mới, đặc biệt là các sản phẩm sinh học, không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất với yêu cầu kỹ thuật cao, đổi mới trong cách thức đóng gói, tạo sự tiện lợi cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe như tiêu chuẩn Halal...
2. Tình hình xuất nhập khẩu rau củ quả tại Nam Phi
Trong giai đoạn 05 năm gần đây (2012 – 2016), kim ngạch xuất khẩu rau củ của Nam Phi đạt khoảng 21 triệu USD, chủ yếu sang các nước láng giềng như Botswana, Namibia, Swaziland, Zambia, Lesotho...
Tên nước |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Botswana |
8,7 |
7,7 |
5,6 |
6,1 |
6.9 |
Namibia |
8,1 |
7,4 |
5,9 |
3,4 |
5 |
Swaziland |
2,2 |
1,9 |
1,9 |
0,8 |
1.2 |
Zambia |
1,2 |
1,9 |
1,8 |
0,8 |
0.8 |
Lesotho |
1,4 |
1,2 |
0,9 |
0,6 |
0.6 |
Xuất khẩu ra TG |
28,3 |
24,3 |
19,9 |
14,3 |
17,2 |
Nguồn: UN comtrade
Trong giai đoạn 05 năm gần đây (2012 – 2016), kim ngạch xuất khẩu hoa quả của Nam Phi đạt khoảng 2,7 tỷ USD, chủ yếu sang các nước như Hà Lan, Anh, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ả-rập Xê-út...
Tình hình xuất khẩu hoa quả của Nam Phi giai đoạn từ 2012 – 2016
Đơn vị: triệu USD
Tên nước |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Hà Lan |
523,1 |
610,3 |
614,3 |
594,4 |
592,5 |
Anh |
368 |
414,4 |
423,7 |
474,2 |
436,1 |
Trung Quốc |
154,6 |
134,5 |
223,2 |
219,5 |
212,2 |
UAE |
141,3 |
158,2 |
188,7 |
213,7 |
196,7 |
Ả-rập Xê-út |
80,4 |
82,1 |
90,8 |
45,1 |
112,7 |
Xuất khẩu ra TG |
2.358,8 |
2.640,5 |
2.823,3 |
2.828 |
2.887,6 |
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, trung bình Nam Phi nhập khẩu khoảng 128,8 triệu USD hoa quả, chủ yếu từ Mozambique, Mỹ, Tây Ban Nha, Việt Nam, Zimbabwe...
Tên nước |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Mozambique |
20,4 |
24,2 |
24,9 |
19,7 |
30,5 |
Mỹ |
14,8 |
14,5 |
24,2 |
22,9 |
21,5 |
Tây Ban Nha |
12 |
11,8 |
14,6 |
23,2 |
16,5 |
Việt Nam |
11,3 |
8,4 |
12,5 |
16,5 |
13,3 |
Zimbabwe |
3,6 |
4,5 |
4 |
5,8 |
4,7 |
Nhập khẩu từ TG |
114,8 |
116,5 |
131,7 |
139,4 |
141,7 |
Nguồn: UN comtrade
3. Tình hình xuất nhập khẩu rau củ quả của Việt Nam sang Nam Phi
Về xuất khẩu, trong giai đoạn từ năm 2012-2016, Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi bình quân khoảng 12,6 triệu USD rau củ quả/năm. Trong đó các sản phẩm rau củ chủ yếu gồm: hành tây, tỏi, hành lá, rau xanh đông lạnh... và các loại hoa quả chủ yếu gồm: dừa, hạt điều, các loại cam quýt...
Về nhập khẩu cùng thời kỳ, Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi bình quân khoảng 43,4 triệu USD rau củ quả/năm. Trong đó sản phẩm rau củ chủ yếu là các loại đậu và các loại hoa quả chủ yếu gồm: các loại hạt, các loại cam quýt, nho, chà là, dứa, bơ, xoài, táo, lê, hoa quả sấy khô...
|
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
VN xuất khẩu |
11.479.314 |
8.558.606 |
12.701.207 |
16.527.412 |
13.585.484 |
VN nhập khẩu |
8.686.132 |
18.880.583 |
47.103.244 |
88.749.384 |
53.734.606 |
Tổng |
20.165.446 |
27.439.189 |
59.804.451 |
105.276.796 |
67.320.090 |
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: UN comtrade
Bên cạnh tiêu thụ các loại rau củ, trái cây nội địa, việc tiêu thụ các trái cây nhập khẩu cũng rất phổ biến tại Nam Phi. Một số loại trái cây nhiệt đới rất được ưa thích và tiêu thụ tại Nam Phi dưới dạng đóng hộp như vải, nhãn, chôm chôm...
Một số loại trái cây như cam, quýt, nho... nhập khẩu vẫn được người dân nước này ưa chuộng bên cạnh hàng nội địa ngoài yếu tố thời vụ còn do chủng loại và hương vị của trái cây nhập khẩu phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng, cũng như cạnh tranh về giá so với trái cây nội địa.
- Cà phê Việt Nam: Năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD
- Chính phủ ban hành Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Phấn đấu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD
- Thị trường Chiết Giang (Trung Quốc): Hấp dẫn nhờ nhu cầu 1,1 triệu tấn cao su/năm