Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, cả nước đã phải tiêu hủy 5,7 triệu con lợn, riêng tỉnh Ninh Bình con số này là gần 104 nghìn con. Tết Nguyên đán sắp tới liệu có đảm bảo nguồn cung thịt lợn? chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp & PTNT) về nội dung này.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của Chương trình OCOP là tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Thực hiện Chương trình OCOP, ngày 12/7/2018 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 922/QĐ-UBND phê duyệt Đề án mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020. Trong đó, mục tiêu trọng tâm là phát triển doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất để sản xuất các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm đặc sản có lợi thế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh, gia tăng giá trị, đẩy mạnh chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã chính thức thông báo khởi xướng vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm ván sợi bằng gỗ nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Hà Lan có nền nông nghiệp rất phát triển với nhiều kinh nghiệm trong đổi mới sản xuất, đầu tư kinh doanh nông nghiệp, cách thức ứng dụng thành quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Đây là cơ sở để Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu và áp dụng vào sản xuất để phát huy lợi thế của nông nghiệp Việt Nam.
Rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam đang gặp khó khăn bởi các rào cản phi thuế quan trong quá trình tiếp cận thị trường. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều chương trình tư vấn, đào tạo… nhằm giúp doanh nghiệp Việt đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.
Gạo ST24 của Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều giống gạo của các nước khác để giành giải Nhất Cuộc thi gạo ngon thế giới 2019 trong khuôn khổ Hội nghị Gạo thế giới diễn ra ở Manila (Philippines) mới đây.
Thương vụ Việt Nam tại Nigeria kính mời các doanh nghiệp trong nước cung ứng hàng hóa cho chuỗi siêu thị SPAR tại Nigeria. SPAR Nigeria do Artee Group (Artee Industries Limited) Nigeria điều hành, được nhượng quyền bởi SPAR Hà Lan
Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ (gọi tắt là cơ chế REX) được áp dụng tại Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 quy định về quy trình đăng ký và thu hồi mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã số REX). Thông tư số 38/2018/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2018 và đã được được đăng tải tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: http://www.ecosys.gov.vn.
Mối lo thiếu điện đang ngày càng hiện hữu và trở thành nguy cơ, chiều 11/11, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh triệu tập cuộc họp khẩn với các đơn vị có liên quan để đánh giá hiện trạng, đồng thời đề ra giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện trọng điểm.Cuộc họp được tổ chức ngay sau khi kết thúc phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV cho thấy, Bộ Công Thương đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội với tinh thần cậu thị, trách nhiệm nhằm triển khai ngay các giải pháp đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tại thời điểm kiểm tra, Chủ 05 cửa hàng kinh doanh Thương hiệu thời trang Seven.Am trên địa bàn Hà Nội chưa xuất trình đầy đủ hoá đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá, vì vậy, Đội QLTT số 14 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hơn 9.000 sản phẩm đề điều tra, làm rõ.