Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý

Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, cả nước đã phải tiêu hủy 5,7 triệu con lợn, riêng tỉnh Ninh Bình con số này là gần 104 nghìn con. Tết Nguyên đán sắp tới liệu có đảm bảo nguồn cung thịt lợn? chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp & PTNT) về nội dung này.

Đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, cả nước đã phải tiêu hủy 5,7 triệu con lợn, riêng tỉnh Ninh Bình con số này là gần 104 nghìn con. Tết Nguyên đán sắp tới liệu có đảm bảo nguồn cung thịt lợn? chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp & PTNT) về nội dung này.

Phóng viên (PV): Khoảng 1 tháng trở lại đây, giá lợn hơi trên thị trường tăng mạnh, cán mốc 70 nghìn đồng/kg. Xin ông lý giải về nguyên nhân của thực trạng này?

Ông Nguyễn Tiến Mạnh: Ở Ninh Bình, thịt lợn chiếm khoảng 80% tổng sản lượng thịt hơi. Thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất quan trọng này. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có gần 104 nghìn con lợn phải tiêu hủy (khoảng hơn 6 nghìn tấn).

Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá con số sụt giảm 6 nghìn tấn (khoảng 1,3%) không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến giá lợn tăng. ở các thành phố lớn, dân số đông đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn cung thịt lợn. Ngoài ra bên Trung Quốc, giá lợn hơi cũng đang rất cao, khoảng 150 nghìn đồng/kg lợn hơi. Điều này tác động làm dịch chuyển nguồn thịt lợn ra ngoại tỉnh.

Một điểm nữa là hiện nay một số đơn vị, gia trại, trang trại, hộ gia đình đang giữ đàn để tăng trọng lượng cao hơn. Bình thường chúng ta có chu kỳ nuôi từ 3-3,5 tháng, trong lượng khoảng 80 - 100 kg sẽ bán. Giờ một số người nuôi có tâm lý găm hàng và nuôi lợn to hơn, khoảng 150-180 kg mới bán. Điều này cũng tạo ra việc thiếu giả nguồn cung ở thời điểm này, thực tiễn không phải thiếu đến mức độ như vậy.

PV: Khoảng hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là thịt lợn, vậy ngành chuyên môn đã có phương án gì để chủ động nguồn cung?

Ông Nguyễn Tiến Mạnh: Ngay từ lúc dịch tả lợn châu Phi mới chớm, chúng tôi đã có chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi các đối tượng con nuôi khác. Hiện nay, đàn trâu của chúng ta khoảng 15 nghìn con, đàn bò khoảng 41 nghìn con, đàn gia cầm 5,9 triệu con (tăng 2,5 - 4% so với cùng kỳ năm 2018).

Bên cạnh đó, sau nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và các hộ chăn nuôi, tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Ninh Bình đang từng bước được khống chế. Chúng ta vẫn đang giữ được đàn lợn khoảng 250 nghìn con.

Thời gian qua, Chi cục cũng đã thẩm định và công bố hết dịch tại 66 xã, phường của 7 huyện, thành phố. Đây là cơ sở để chúng ta tăng đàn. Những nơi đảm bảo an toàn, cụ thể là các trại chăn nuôi lớn cũng như những nơi quy mô nhỏ, vừa nhưng đảm bảo an toàn sinh học sẽ được khuyến khích chăn nuôi trở lại.

Ngoài ra, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Triển khai có hiệu quả công tác tiêm phòng vắc xin đại trà đợt 2 trên đàn vật nuôi và tháng khử trùng tiêu độc môi trường từ ngày 10/11 đến 10/12.

Nếu làm tốt những nội dung này, tin tưởng chúng ta sẽ giữ được ổn định thị trường, đủ sức cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, kể cả trong dịp Tết hay sau Tết Nguyên đán.

                                                                                                                                Báo Ninh Bình

Quảng cáo