Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE thông báo đến tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Dubai danh sách một số doanh nghiệp nhập khẩu trái cây có dấu hiệu lừa đảo tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), trong đó có nhiều doanh nghiệp đã bị kiện ra tòa với lý do không thanh toán tiền cho bên xuất khẩu.
 

Trong hai ngày 10 - 11/05/2017, tại Brussels đã diễn ra vòng đàm phán cuối cùng Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Với quyết tâm chính trị và thiện chí hợp tác cao, hai Đoàn đàm phán đã vượt qua những khác biệt về quan điểm quản lý và trình độ phát triển để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Để góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu gạo vào thị trường Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung, trong thời gian tới Việt Nam cũng cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp hỗ trợ về mặt chính sách và xúc tiến thương mại

 

Ngày 13 tháng 4 năm 2017, Cục Quản lý cạnh tranh (Cơ quan điều tra) nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phân bón DAP nhập khẩu từ các quốc gia/ vùng lãnh thổ vào Việt Nam, với cáo buộc việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước.

 
Ngày 12 tháng 5 năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với hàng hóa nêu trên.
Một số thông tin về vụ việc:
- Bên yêu cầu: Công ty Cổ phần DAP – Vinachem và Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem
 - Hàng hóa bị điều tra: Các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp có thành phần chính là Đạm (Ni-tơ) và Lân P2O5 trong đó lượng Ni-tơ chiếm ít nhất 7% và lượng P2O5 chiếm ít nhất 30%. Việc bổ sung hoặc trộn thêm các nguyên tố khác như Ma-giê (Mg), Can-xi (Ca), Lưu huỳnh (S), Ka-li (K)… hoặc các nguyên tố vi lượng khác không làm thay đổi về bản chất đặc điểm lý và hoá học cũng như mục đích và đối tượng sử dụng của sản phẩm. Các hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra thuộc các mã HS như sau: 3105.10.90; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
- Đăng ký tiếp cận thông tin liên quan: trường hợp muốn tiếp cận thông tin lưu hành công khai về vụ việc nêu trên, các tổ chức, cá nhân phải gửi đơn đăng ký làm bên liên quan đến Cơ quan điều tra muộn nhất vào 17h00 ngày 14 tháng 6 năm 2017. Cơ quan điều tra khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp tự vệ tạm thời: Căn cứ Điều 20 của Pháp lệnh về tự vệ, Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng.
 
- Quản lý hàng hóa nhập khẩu bị điều tra: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh về tự vệ, kể từ khi có quyết định tiến hành điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với loại hàng hóa đang là đối tượng điều tra. Việc cấp giấy phép chỉ nhằm mục đích thống kê, không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
 
Trong trường hợp Bộ Công Thương áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ có thông báo cụ thể.
 
Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
 
Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước
 
Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương
 
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
 
Điều tra viên phụ trách vụ việc:
 
Anh Nguyễn Hữu Trường Hưng: (+84 4) 2220.5002 (máy lẻ: 1038); email: hungnht@moit.gov.vn.
 
Chị Phan Mai Quỳnh: (+84 4) 2220.5002 (máy lẻ: 1037); email: quynhpm@moit.gov.vn.
                                                                                                                                        Bộ Công thương
 
 
 

Ngày 11/5, Triển lãm quốc tế về công nghệ môi trường sản phẩm sinh thái 2017 (EPIF) do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Tổng cục Môi trường (VEA) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Tp. Hồ Chí Minh.

Khảo sát của ngành nông nghiệp, tính tới thời điểm đầu tháng 5/2017, ngành mía đường đang tồn kho hơn 717.000 tấn; trong đó tại các nhà máy là 674.487 tấn, số còn lại phân bổ ở những công ty thương mại.

Quý I/2017 vừa qua, khu vực nông thôn được nhắc đến như là một nguồn tăng trưởng mới cho nhiều nhà sản xuất khi đóng góp tới 51% vào tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng trên toàn quốc, trong khi khu vực thành thị chỉ tăng ở mức 6.5%. 

Góp ý tại Hội thảo Lấy ý kiến cho dự thảo hoàn thiện Luật Cạnh tranh (sửa đổi) do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức ngày 10/5, các ý kiến từ chuyên gia và DN đều thống nhất cho rằng cần sớm hoàn thiện sửa đổi Luật Cạnh tranh để xứng đáng là “luật gốc” về cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc sửa đổi cần hướng tới mục tiêu chống độc quyền, làm lành mạnh hóa thị trường.

Quản lý thuế đối với giao dịch liên kết; chế độ với người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai; không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2017.

Ngày 4/5/2017, đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc lá hợp pháp tại Việt Nam - Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị khẩn về vấn đề đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất theo Công văn số 3825/VPCP-V.I.

Quảng cáo