Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!

Sáng 7/6, tại Trung tâm thương mại AEON LAKE TOWN (tỉnh Saitama, Nhật Bản) đã diễn ra lễ khai mạc "Tuần hàng Việt Nam - Hà Nội". Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tới dự và cắt băng khai mạc.

Ngày 31 tháng 5 năm 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo sửa đổi một số nội dung trong Thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp gió (utility scale wind towers) nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 1/2/2016 – 31/1/2017. Thông báo này nhằm sửa đổi Thông báo khởi xướng điều tra rà soát đã được ban hành trước đó vào ngày 10/4/2017.

Đấu giá 89.500 tấn đường nhập khẩu năm 2017; Quy định mới về nhãn hàng hóa; Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam; Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển... là những chính sách bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 2017.

Đây là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan.
Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, có kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo trong tháng 6 tới nhằm tăng cường lượng gạo dự trữ của nước này trước thời điểm trái vụ và phòng trường hợp thóc bị hư hại do mưa bão.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức vận hành từ ngày 1/1/2016. Sự kiện này đã đặt Việt Nam trước những cơ hội và thách thức lớn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trên cơ sở phân tích một số nội dung trong khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN, bài viết đánh giá về thực trạng thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam trong thời gian qua cũng như các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

“Cơ cấu lại từng ngành hàng nông sản trên thị trường toàn cầu để ưu tiên nguồn lực phát triển”. Đây là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo “Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2017” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức hôm nay (24/5) tại Hà Nội.

Trong hai ngày 10 - 11/05/2017, tại Brussels đã diễn ra vòng đàm phán cuối cùng Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Với quyết tâm chính trị và thiện chí hợp tác cao, hai Đoàn đàm phán đã vượt qua những khác biệt về quan điểm quản lý và trình độ phát triển để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Ngày 13 tháng 4 năm 2017, Cục Quản lý cạnh tranh (Cơ quan điều tra) nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phân bón DAP nhập khẩu từ các quốc gia/ vùng lãnh thổ vào Việt Nam, với cáo buộc việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước.

 
Ngày 12 tháng 5 năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với hàng hóa nêu trên.
Một số thông tin về vụ việc:
- Bên yêu cầu: Công ty Cổ phần DAP – Vinachem và Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem
 - Hàng hóa bị điều tra: Các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp có thành phần chính là Đạm (Ni-tơ) và Lân P2O5 trong đó lượng Ni-tơ chiếm ít nhất 7% và lượng P2O5 chiếm ít nhất 30%. Việc bổ sung hoặc trộn thêm các nguyên tố khác như Ma-giê (Mg), Can-xi (Ca), Lưu huỳnh (S), Ka-li (K)… hoặc các nguyên tố vi lượng khác không làm thay đổi về bản chất đặc điểm lý và hoá học cũng như mục đích và đối tượng sử dụng của sản phẩm. Các hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra thuộc các mã HS như sau: 3105.10.90; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
- Đăng ký tiếp cận thông tin liên quan: trường hợp muốn tiếp cận thông tin lưu hành công khai về vụ việc nêu trên, các tổ chức, cá nhân phải gửi đơn đăng ký làm bên liên quan đến Cơ quan điều tra muộn nhất vào 17h00 ngày 14 tháng 6 năm 2017. Cơ quan điều tra khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp tự vệ tạm thời: Căn cứ Điều 20 của Pháp lệnh về tự vệ, Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng.
 
- Quản lý hàng hóa nhập khẩu bị điều tra: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh về tự vệ, kể từ khi có quyết định tiến hành điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với loại hàng hóa đang là đối tượng điều tra. Việc cấp giấy phép chỉ nhằm mục đích thống kê, không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
 
Trong trường hợp Bộ Công Thương áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ có thông báo cụ thể.
 
Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
 
Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước
 
Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương
 
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
 
Điều tra viên phụ trách vụ việc:
 
Anh Nguyễn Hữu Trường Hưng: (+84 4) 2220.5002 (máy lẻ: 1038); email: hungnht@moit.gov.vn.
 
Chị Phan Mai Quỳnh: (+84 4) 2220.5002 (máy lẻ: 1037); email: quynhpm@moit.gov.vn.
                                                                                                                                        Bộ Công thương
 
 
 

Ngày 11/5, Triển lãm quốc tế về công nghệ môi trường sản phẩm sinh thái 2017 (EPIF) do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Tổng cục Môi trường (VEA) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Tp. Hồ Chí Minh.

Góp ý tại Hội thảo Lấy ý kiến cho dự thảo hoàn thiện Luật Cạnh tranh (sửa đổi) do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức ngày 10/5, các ý kiến từ chuyên gia và DN đều thống nhất cho rằng cần sớm hoàn thiện sửa đổi Luật Cạnh tranh để xứng đáng là “luật gốc” về cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc sửa đổi cần hướng tới mục tiêu chống độc quyền, làm lành mạnh hóa thị trường.

Quảng cáo