Sáng ngày 02/7/2019, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo: “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt”.Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng nhấn mạnh, CPTPP được ghi nhận là Hiệp định có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng, nên Việt Nam sẽ được nhiều hơn mất và chắc chắn cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cán bộ Hội nông dân nói riêng và đồng bào nông dân sẽ được nâng cao trình độ canh tác nông nghiệp, hàng hóa đạt chuẩn quốc tế vì bạn bè và vì chính mình. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức được thuận lợi, cơ hội, cũng như khó khăn, thách thức, nhất là lĩnh vực thương mại nông sản khi Việt Nam ngày càng đi sâu vào CPTPP và EVFTA để vượt qua khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi to lớn và có lợi cho người nông dân theo quan điểm vì nông dân và nông dân làm chủ.
Với xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay, cùng với quy mô đầu tư được dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
JICA công bố Dự án hỗ nâng cao năng lực cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước và hai Sở giao dịch nhằm bắt kịp những thông lệ quốc tế tốt nhất trong giai đoạn chuyển giao quan trọng.
Ngày 13/6/2019 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị hợp tác phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Hội nghị do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đồng tổ chức, nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp tỉnh Vân Nam và một số địa phương lân cận như tỉnh Quý Châu, Tứ Xuyên... (Trung Quốc).
Chiều ngày 30/5/2019, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đồng chủ trì cuộc họp về xây dựng cơ chế hỗ trợ tổ chức thực hiện việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn nhằm ổn định cung cầu thị trường mặt hàng thịt lợn thời gian tới.Cùng tham gia cuộc họp còn có đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính; đại diện các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các doanh nghiệp; các cơ quan thông tấn, báo chí...
Trung Quốc có diện tích trồng và sản lượng quả vải hàng năm lớn nhất thế giới. Vải được trồng nhiều ở các tỉnh vùng phía Nam sông Trường Giang như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam và một số tỉnh khác với sản lượng ít hơn như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam.Vụ thu hoạch vải tại Trung Quốc thường bắt đầu từ giữa tháng 02 đến cuối tháng 7 hàng năm, sớm và kéo dài hơn so với vụ thu hoạch vải của Việt Nam do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và giống vải phong phú hơn. Năm 2018, diện tích trồng vải của Trung Quốc khoảng 542.000 ha với sản lượng đạt khoảng 2,3 triệu tấn, mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, Trung Quốc hàng năm vẫn nhập khẩu quả vải tươi từ các thị trường khác, trong đó phần lớn là từ Việt Nam.
Thời gian gần đây, nhiều hàng hóa thực phẩm của Việt Nam được chào đón tại thị trường Nhật. Đặc biệt là trái cây tươi , thực phẩm khô, gia vị…
Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước về chủ trương tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Quá trình thực hiện chủ trương này đối với tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong những năm gần đây nhưng cũng đang đặt ra những vấn đề cần phải quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.
Trải qua chặng đường 190 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kim Sơn luôn đoàn kết, thống nhất, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đã và đang đạt được những thành tựu khá toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa- xã hội. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu trong phát triển kinh tế của huyện, phóng viên (PV) Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Đỗ Hùng Sơn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn.