Chào mừng bạn đến với Sàn Thương mại điện tử Ninh Bình!
Sở Công Thương với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được tổ chức thực hiện từ tháng 7 năm 2009 theo nội dung Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Ban Chấp hành Trung ương ngày 30/7/2010.

Sở Công Thương với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được tổ chức thực hiện từ tháng 7 năm 2009 theo nội dung Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Ban Chấp hành Trung ương ngày 30/7/2010.
Trong 10 năm qua việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các sở ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện một cách có hiệu quả với các nội dung, giải pháp cụ thể và nhận được sự hưởng ứng tích cực của tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã có nhiều cố gắng đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhiều hàng Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người Việt. Phát triển hệ thống phân phối, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Các cơ chế chính sách cũng được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với việc triển khai Cuộc vận động. Các chương trình xúc tiến thương mại như đưa hàng Việt về nông thôn, đưa hàng Việt về chợ truyền thống đã được triển khai đến nhiều địa phương trong tỉnh. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ hàng nội, giữa doanh nghiệp với các địa phương để đưa hàng hóa đến từng địa phương đã được hình thành và phát triển…
          Đồng thời, Sở đã phát hành 11.360 Bản tin Công thương, trong đó có trên 60 bản tin, bài viết trực tiếp tuyên truyền về Cuộc vận động, phối hợp với đài, báo đưa nhiều tin bài về các cơ chế chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ uy tín trên địa bàn; xây dựng và cập nhật dữ liệu lên trang thông tin Bản đồ phân phối hàng Việt tỉnh Ninh Bình. Phối hợp với các ngành, các cấp trong tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối: Tham mưu xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển thương mại; quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; quy hoạch phát triển nghề và làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch...; tạo điều kiện thu hút và đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất phân đạm, dự án thép chất lượng cao nhằm thay thế hàng nhập khẩu; tạo điều kiện cho các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào ổn định; tạo điều kiện cho ngành điện cải tạo, nâng cấp lưới điện phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; Chủ trì, phối hợp các ngành triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại; tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh; vận động, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bán hàng bình ổn giá phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh trong các dịp tết Nguyên Đán.… giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm trên địa bàn đã được người tiêu dùng lựa chọn: sản phẩm ximăng, thép, phân bón, tranh thêu, đá mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ, rượu Lai Thành, giấy vở học sinh… Hỗ trợ xây dựng 03 điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí: 198.400.000 đồng; tổ chức 02 hội nghị kết nối cung cầu với sự tham gia của 370 đại biểu là đại diện Sở Công Thương, Liên minh hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc và một số tỉnh/thành khác; Tổ chức thực hiện 155 chương trình xúc tiến thương mại với tổng số tiền gần 15,2 tỷ đồng, cụ thể: Tổ chức cho 13 doanh nghiệp tham gia hội chợ, khảo sát thị trường nước ngoài và 39 doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước để giới thiệu, bán sản phẩm của địa phương; chỉ đạo và phối hợp với các nhà sản xuất kinh doanh, các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức 39 hội chợ với trên 4.250 gian hàng tại 8/8 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, thu hút 1.900 lượt doanh nghiệp tham gia và 1.900.000 lượt người tham quan, mua sắm, trị giá giao dịch khoảng 60 tỷ đồng; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho 170 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện 12.525 chương trình bán hàng Việt khuyến mại trên địa bàn tỉnh tổng giá trị hàng hóa khuyến mại trên 4.200 tỷ đồng. Phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức 11 chương trình đưa hàng Việt về nông thôn và 03 đợt đưa hàng Việt về Khu công nghiệp với 110 gian hàng, thu hút 55 lượt doanh nghiệp tham gia và 86.000 lượt khách tham quan mua sắm, trị giá giao dịch 13 tỷ đồng, tổng số tiền hỗ trợ từ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại của Trung ương và tỉnh là 423 triệu đồng. Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, các điểm bán hàng gồm: sữa, thuốc tân dược, hóa mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, văn phòng phẩm, hàng điện tử, dệt may, nước giải khát, giống cây trồng, máy công cụ, điện tử, vật liệu xây dựng, da giày, hàng dệt may, sinh vật cảnh và nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề truyền thống…đã được giới thiệu với người tiêu dùng ở các huyện, thành phố, thị xã.
Việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng được quan tâm, chú trọng góp phần làm lành mạnh thị trường, ổn định giá cả hàng hoá, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt trên thị trường.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng tới kết quả của Cuộc vận động: Công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động ở một số đơn vị, địa phương, nhất là những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn chưa sâu rộng, hình thức chưa thực sự phong phú; một số cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động; cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, chưa quan tâm xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, đăng ký và bảo vệ thương hiệu sản phẩm; các doanh nghiệp tham gia chương trình đưa hàng Việt về khu công nghiệp, nông thôn, miền núi còn ít; công tác quản lý Nhà nước đối với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa được ngăn chặn có hiệu quả, gián tiếp gây khó khăn trở lại cho đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, trong tỉnh. Chưa có giải pháp, chế tài hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng.
Nhìn chung, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thu hút được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân và của toàn xã hội, từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và thói quen tiêu dùng của nhân dân, nâng cao ý thức văn hóa sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Đinh Thị Thúy - Phòng Quản lý thương mại

Quảng cáo